Sữa mẹ sau khi hút ra để được bao lâu - Cách hút sữa mẹ và những lưu ý cần thiết

Mẹ Lan Hương đã sinh bé được hơn hơn 1 tháng, do có sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nên mẹ dư sữa kha khá vì vậy mẹ muốn hút sữa trữ đông để sau này đi làm bé vẫn có sữa mẹ để dùng. Nhưng lại đang rất lúng túng trong việc bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng , hút sữa ra ngoài có còn được đảm bảo dinh dưỡng cho bé và khi bé sử dụng có an toàn không ? 

Như tất cả chúng ta đều biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện và tăng đề kháng và miễn dịch. Hầu hết các hãng sữa công thức đều cố gắng để có thể sản xuất một loại sữa có thể càng gần giống với sữa mẹ càng tốt.

Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp hoặc khi bé còn ít tháng mẹ dư sữa mà cần vắt hoặc hút sữa ra cho con. Vậy sữa mẹ sau khi hút hoặc vắt ra để được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ như thế nào để giữ nguyên dưỡng chất?






1. Sữa mẹ sau khi hút hoặc vắt ra để được bao lâu?

Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Trong đó có khá nhiều đường, gồm cả dạng đường đơn và đường đôi. Đường trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu hơn, song cũng dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường.

Đạm cũng là thành phần chứa nhiều sữa sữa mẹ, gồm đa dạng các loại acid amin. Loại đạm này cũng rất phù hợp, dễ hấp thụ với cơ thể trẻ, song cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu có nguy cơ bị biến chất, mất chất, nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi hút/ vắt ra như sau:

- Nếu sữa mẹ hút ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ.

- Nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày còn nếu mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được tới tận 3 tháng.

- Khi sữa mẹ hút ra được lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt ở tủ đông chuyên biệt < -18 độ C, có thể bảo quản đến tận 6 tháng.

Nhưng mẹ nhớ là trước khi cho trẻ ăn làm ấm sữa bằng nước ấm hoặc máy hâm sữa, không đun sôi, không dùng lò vi sóng,...

Như vậy, sữa mẹ có thể bảo quản sử dụng được khá lâu nếu chúng ta biết bảo quản đúng cách.

2. Hướng dẫn hút sữa mẹ và bảo quản đúng cách
2.1. Cách hút sữa mẹ để lưu trữ

Nên trữ sữa mẹ trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Khi hút sữa mẹ để trữ cần lưu ý một số điểm sau :

- Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, dụng cụ hút sữa, vệ sinh tay và bầu vú mẹ trước khi hút

- Nên hút chia ra thành các chai nhỏ/ túi nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.

- Sữa ngay sau khi được hút ra cần làm lạnh ngay.

- Không nên trữ đông lại phần sữa trẻ đã uống nhưng còn thừa

- Không hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.

Việc vắt sữa trữ nhiều mỗi ngày có thể khiến mẹ thiếu sữa, không đủ cung cấp cho trẻ bú. Vì thế, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung ngũ cốc lợi sữa và dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.

2.2. Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa

Trước mỗi lần sử dụng, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn đựng sữa như sau:

- Dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng vệ sinh sạch.

- Rửa qua dụng cụ hút sữa và đựng sữa bằng nước lạnh.

- Lau rửa kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.

- Để ráo tự nhiên.

- Tiệt trùng lại bằng nước sôi.

- Mẹ nên dán nhãn cho mỗi chai sữa/ túi sữa để tiện quản lý, theo dõi dễ dàng hơn, bao gồm các thông tin như:

Ngày vắt.

Đánh số thứ tự sử dụng.

Bao nhiêu ml.

Trên đây là một số thông tin cần lưu ý đối với những mẹ thực hiện việc gút sữa trữ đông cho trẻ .





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sữa mẹ bị đổi màu khi trữ đông có sao không ? Giã đông sữa mẹ như thế nào để an toàn cho bé sử dụng

Nguyên nhân làm sữa mẹ hôi và Cách xử lí

Ngũ cốc lợi sữa có thật sự tốt không . Cách lựa chọn ngũ cốc an toàn và đảm bảo