Nguyên nhân làm sữa mẹ hôi và Cách xử lí

Mẹ Huyền ở Đội Cấn có lo lắng không hiểu tại sao sữa mẹ thấy có mùi hôi, không thơm như sữa của nhiều mẹ khác mà mình từng thấy . Và không biết sữa mẹ hôi có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của sữa mẹ hay không và có cách nào khắc phục được tình trạng đó không ? 

Sữa mẹ bị hôi là hiện tượng mà cũng khá nhiều mẹ nuôi con nhỏ gặp phải và đa phần nó đều làm các mẹ rất lo lắng . Tình trạng sữa mẹ bị hôi không những là biểu hiện của sự thay đổi các thành phần dinh dưỡng trong nguồn sữa mà còn có thể khiến trẻ bỏ bú vì không hợp khẩu vị. 
Vậy tại sao lại gặp tình trạng này, nó có ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của sữa mẹ hay không ? Nó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé hay không ? Chúng ta cũng tìm hiểu cụ thể nhé . 




Bình thường thì chúng ta có thể nhận biết được sữa mẹ thông qua độ đặc, sánh mịn và có mùi thơm béo đặc trưng của nguồn dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, vào một giai đoạn nào đó, người mẹ sẽ gặp phải hiện tượng sữa mẹ bị loãng như nước vo gạo trong và màu sắc nhợt nhạt, xanh xao như nước. Hoặc cũng có thể kèm theo đó mùi vị của sữa cũng thay đổi, cảm nhận được như vị xà phòng, sữa mẹ hôi tanh và không còn hấp dẫn như trước nữa thì có thể trong cơ thể mẹ đang có sự xáo trộn nào đó khiến tuyến vú tiết sữa bị ảnh hưởng hoặc do cách bảo quản sữa mẹ chưa phù hợp.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa mẹ bị hôi, tanh, không thơm này, trong đó nguyên nhân chính làm sữa mẹ hôi phần lớn là do chế độ ăn uống sau sinh của mẹ, thức ăn , đồ uống mẹ nạp vào cơ thể. Người mẹ khi ăn nhiều thực phẩm nặng mùi, nêm nếm nhiều gia vị, ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ thông qua nguồn sữa phát sinh mùi vị bất thường.




Thêm một nguyên nhân khác khiến mẹ gặp phải tình trạng này là do enzyme lipase có trong sữa mẹ. Đây là thành phần giúp phá vỡ hàm lượng chất béo trong sữa mẹ, giúp trẻ sơ sinh hấp thụ sữa mẹ dễ dàng hơn. Nhưng nếu mẹ không biết cách xử lí sữa mẹ đã vắt thì enzyme cũng sẽ gây ức chế các thành phần dinh dưỡng khác khiến sữa mẹ không còn thơm ngon và hấp dẫn nữa mẹ nhé .

Thông thường khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh lâu ngày thì lượng enzyme này càng tăng lên và sữa càng có mùi hôi và nồng hơn, tương tự như thức ăn để lâu ngày cũng sẽ không còn nguyên mùi vị ban đầu. 
Sữa mẹ hôi có sao không ? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không ? 
Các mẹ có thể theo dõi bé, nếu như trẻ không có phản ứng gì gay gắt khi uống sữa mẹ tình trạng này không đáng lo ngại mẹ nhé. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng hiện tượng sữa mẹ hôi không đồng nghĩa với việc hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ bị suy giảm.

Nhưng nếu bất cứ khi nào mẹ quan sát thấy sữa mẹ thay đổi về chất, sữa mẹ lỏng hơn và có mùi hôi nồng nặc thì tốt nhất bạn vẫn nên bỏ đi để hệ tiêu hóa nom nớt của bé không bị ảnh hưởng mẹ nhé.

Vậy, có cách nào xử lí tình trạng này không ? Và xử lí ra sao ?
Có thể nói sữa mẹ hôi là biểu hiện bình thường mà người mẹ nào cũng sẽ gặp phải trong 6 tháng đầu nuôi con. Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm và không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ nhưng đôi khi, nhiều trẻ sơ sinh không quen với mùi vị này dẫn đến tình trạng bỏ bú sụt cân. Một số cách giải quyết mẹ nên tham khảo để hạn chế tình trạng này, cụ thể là:

Vệ sinh bầu ngực mỗi ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa.
Áp dụng chế độ ăn uống sau sinh đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các món ăn nhiều gia vị và thực phẩm tanh, thức ăn tươi sống.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú, điều này cũng khiến mùi vị sữa mẹ thay đổi.
Nếu mẹ trữ đông sữa thì mẹ nên ghi chú theo ngày và cho con ăn đúng thời gian, không nên cho bé ăn sữa trữ quá lâu trong tủ lạnh 
Khi thấy sữa mẹ hôi, các mẹ có thể áp dụng cách đun nóng sữa ở nhiệt độ 80 độ C. Để sữa nguội hẳn là có thể cho bé dùng hoặc tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh. Cách làm này vừa đảm bảo nguồn sữa mẹ không bị mất chất dinh dưỡng mà việc bảo quản sẽ diễn ra lâu ngày và vẫn đảm bảo mùi vị nguyên vẹn của sữa mẹ




Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tinh túy mà đã được các nhà khoa học nghiên cứu là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không có loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Vì vậy người mẹ cần chú ý làm sao để có thể quan sát và xử lý kịp thời khi xuất hiện những biểu hiện khác lạ lúc cho con bú. Làm sao để em bé có một nguồn sữa dồi dào, đặc sánh, giàu dinh dưỡng và thơm mát nhất có thể nhé . 
Chúc các mẹ và các bé luôn vui vẻ , hạnh phúc và mạnh khỏe nhé . 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sữa mẹ bị đổi màu khi trữ đông có sao không ? Giã đông sữa mẹ như thế nào để an toàn cho bé sử dụng

Ngũ cốc lợi sữa có thật sự tốt không . Cách lựa chọn ngũ cốc an toàn và đảm bảo