Sữa mẹ bị đổi màu khi trữ đông có sao không ? Giã đông sữa mẹ như thế nào để an toàn cho bé sử dụng


Mẹ Hà ở thị trấn Xuân Hòa có hỏi rằng : Em có hút sữa và trữ đông sữa cho con từ tháng 3/2020 nhưng đến tháng 5/2020 em lấy ra cho con sử dụng thì thấy túi sữa có vẻ như đã đổi màu, không giống màu ban đầu lúc em hút ra . Vậy em có nên cho con sử dụng sữa này không . Vì em cũng đã bảo quản sữa ngay khi hút và em luôn mong muốn con được dùng sữa mẹ càng lâu càng tốt mà giờ phải bỏ hết một tủ sữa em thấy rất sót ạ .

Việc hút sữa trữ đông không còn quá xa lạ với hầu hết các mẹ bỉm sữa hiện nay . Nhưng việc ra đông sữa như nào để bé yêu của chúng ta vẫn được sử dụng nguồn sữa mẹ đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thì không phải mẹ nào cũng biết. Ngoài ra sau khi trữ đông có một số sữa mẹ bị đổi màu, k còn giống màu sữa trước khi cấp đông cũng khiến không ít mẹ lo lắng , thậm chí có những mẹ đã phải bỏ thùng rác cả chục túi sữa trữ đông . 

1. Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?

Thông thường, sữa sau khi được hút ra đem trữ đông khi được mang đi rã đông để cho bé sử dụng có thể có màu khác so với sữa tươi vừa vắt ra. Màu sữa có thể là hơi vàng, hơi xanh hoặc nâu nhẹ hoặc cũng có thể bị tách thành các lớp như sữa chua. 
Sữa rã đông cũng có thể xuất hiện mùi như xà phòng do sự phân tán của các chất béo.

Chỉ cần bước trữ đông sữa mẹ được trữ đông đúng cách sau khi hút, có ghi chú thời gian và nếu mẹ thấy vẫn còn thời gian dùng thì mẹ cứ yên tâm cho bé uống, sữa này vẫn an toàn cho bé các mẹ nhé.




2.  Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa mẹ đúng cách

* Sử dụng sữa mẹ sau khi hút

Nếu hút sữa mẹ để bé sử dụng trong 1 vài giờ thì không nhất thiết phải bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ nên trữ sữa vào các chai sạch, túi trữ sữa, có thể thấy sữa sẽ tự tách thành các lớp khác nhau. Trước khi dùng, mẹ chỉ cần xoay chai nhẹ nhàng để trộn đều các lớp, không khuấy hoặc lắc mạnh.

Sau đó có thể cho trẻ uống từ cốc hoặc bình, dùng đủ lượng bé uống một bữa. Nếu dư, không sử dụng lại mà vứt bỏ vì có thể vi khuẩn từ miệng trẻ đã xâm nhập vào sữa. 

2.  Cách rã đông sữa mẹ

Nếu sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể cho bé sử dụng được nhé. 

Nếu trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40oC. Nên hâm bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước nóng chứ không mang đun hoặc cho vào lò vi sóng các mẹ nhé.

Lưu ý hâm sữa từ từ, không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột làm biến chất các chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn xả nước ấm làm ấm chai sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp.





Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ gây phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa.

Sữa mẹ trữ đông nếu quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì một số chất trong sữa có thể đã biến đổi, mẹ hãy bỏ đi nhé. Vì sữa này cho bé sử dụng sẽ không còn an toàn cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé đâu mẹ nhé. 

Trên đây mình đã giúp trả lời băn khoăn lo lắng của mẹ Hà và có lẽ cũng là của rất nhiều mẹ bỉm sữa nữa . Chúc các mẹ và bé yêu của chúng ta luôn mạnh khỏe và hạnh phúc mỗi ngày nhé !!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân làm sữa mẹ hôi và Cách xử lí

Ngũ cốc lợi sữa có thật sự tốt không . Cách lựa chọn ngũ cốc an toàn và đảm bảo